#3. Robusta có ý nghĩa như thế nào ở Việt Nam?

Ngành cà phê Việt nam được đánh dấu bằng cây cà phê Arabica bởi các nhà truyền giáo người Pháp mang đến trồng tại Kon Tum vào năm 1857. Năm 1920, ở Châu Á dịch bệnh nấm màu xanh lây lan trên diện rộng; chúng tấn công vào gốc, thân và cành cây cà phê. Thời điểm đó cây cà phê Arabica được trồng và canh tác nhiều nhất gần như bị dịch nấm phá huỷ.

Cà phê Sẻ

Vì vậy, chúng ta bắt đầu trồng cà phê vối, giống cà phê này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và khả năng kháng bệnh nấm màu xanh tốt hơn cà phê Arabica. Đó là Robusta Sẻ, cà phê nguyên bản đầu tiên. Đây là giống Robusta lâu đời nhất đã được trồng đầu tiên ở Việt Nam; hạt nhỏ, năng suất thấp, body tốt, có độ ngọt, hương vị đặc trưng của dòng Robusta ngon.

Cà phê Cao sản

Nhưng người dân muốn tăng thêm năng suất khi thu hoạch cà phê; họ chuyển sang giống cà phê vối cao sản, là dòng Robusta cải tiến với năng suất cao hơn Robusta Sẻ 70%, cà phê cải tiến này thiếu mùi thơm, thiếu hương vị đặc biệt, cảm nhận body kém. Khi Robusta Cao sản được trồng nhiều thì Robusta Sẻ là trở nên khan hiếm, dù chúng ta muốn thưởng thức Robusta Sẻ nguyên bản cũng khó tìm. Hiện tại, cà phê Robusta Sẻ được các nông hộ trồng với quy mô nhỏ; Sau khi thu hoạch, cà phê này được trộn chung với Robusta Cao sản để bán. Ngay cả khi có trồng nhiều thì năng suất thấp, số lượng ít cũng khó giao dịch cho công ty thu mua cà phê nhân. Do vấn đề cung cầu chưa ổn định.

Những cây cà phê được trồng 20 năm tuổi trở lên mà không được cải tạo lại giống cây thì khó mang lại năng suất và chất lượng tốt được. Cà phê của Việt Nam đang được toàn cầu hóa nên chúng ta cần nghiên cứu cải tiến Robusta Sẻ để tạo ra dòng cà phê Robusta chất lượng cao. Đây là tài sản quý giá sẽ nâng tầm giá trị của cà phê Việt Nam trong tương lai.

Tên chính thức của Robusta là Coffea Canephora, thường được gọi là cà phê vối. Nó có nguồn gốc từ Cộng hòa Congo, Châu Phi; nhưng hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất số một trên thế giới. Robusta chiếm khoảng 30% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

So sánh Arabica và Robusta

Hàm lượng caffeine của Arabica là 0,8% -1,5%, của Robusta là 1,7% – 3,5% gấp đôi Arabica, axit chlorogenic tốt cho cơ thể nhiều hơn Arabica 1,5 lần.

Tổng hợp các hàm lượng Caffeine, đường, axit và chất béo…trên là chỉ tiêu đúng dành cho người hiện đại có nhu cầu ăn kiên.

Hiện nay, năng suất cà phê vối rất kinh tế với nông hộ nên được trồng đại trà và được sử dụng làm nguyên liệu chính trong hỗn hợp cà phê hòa tan. Cà phê Robusta chiếc suất theo kiểu espresso đang được ưa chuộng ở Châu Âu. Khí hậu và thời tiết ngày nay biến đổi liên tục làm cho điều kiện canh tác của cà phê Arbica không thuận lợi, dự kiến trong tương lai giá trị của cà phê Robusta sẽ tăng lên.

Về người tiêu dùng, vẫn còn ít người hiểu và sử dụng cà phê theo quy trình sản xuất nên việc đánh giá chất lượng cà phê Robusta thấp là thực tế.

Quá trình nghiên cứu, quy trình sản xuất và thị trường cà phê của Robusta chưa phát triển đủ để tạo nên một loại Robusta đặc sản, nhưng ý kiến ​​của độc giả thì ngược lại là triển vọng phát triển và đầu tư của Robusta tốt hơn Arabica nhiều.

——————————————–

Bài viết thuộc bản quyền của Tác giả Mr. David Hyun: Coffee Hunter / Roaster / Cupper
Chỉnh sửa bài viết: Mr. Nhã

Bạn đang xem bài viết “#3. Robusta có ý nghĩa như thế nào ở Việt Nam?” 
Đây là phiên bản tiếng Việt thuộc bản quyền của www.coffeeway.com.vn
Xin ghi rõ nguồn www.coffeeway.com.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại: Câu Chuyện Cà Phê

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *