Văn hoá ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nước mắm cũng góp phần trong sự đa dạng này, nước mắm có nhiều loại, là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn với hương vị đậm đà và cay của ớt. Cà phê Robusta mạnh mẽ không kém, được sử dụng sau bữa ăn để khoả lấp các vị đậm đà của ẩm thực.
Mỗi buổi sáng thức dậy chỉ cần một lần sử dụng cà phê Robusta, với lượng cafein gấp đôi Arabica sẽ giúp bạn thức dậy tỉnh táo, thổi bay cơn buồn ngủ, mệt mỏi…đem lại tinh thần sảng khoái cho ngày mới tràn đầy năng lượng.
Khí hậu của Việt Nam là cận nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm cao không phù hợp để bảo quản sữa tươi cách tự nhiên. Sữa đặc có đường đã qua chế biến không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không cần dụng cụ làm lạnh vẫn có thể bảo quản tốt, kể cả bảo quản không cần lạnh trong nhiều năm nếu chưa mở nắp. Sữa đặc có độ sệt cao, đậm đặc và rất ngọt trung hòa giữa body mạnh, đắng…đặc trưng của Robusta, tạo nên một loại cà phê khá hấp dẫn và độc đáo.
Trái cây của Việt Nam rất da dạng, có nhiều loại trái cây nhiệt đới được làm nguyên liệu cho thực phẩm nên thực phẩm có vị ngọt tự nhiên hơn so với các vùng có khí hậu lạnh. Kết quả là, cà phê đá, cà phê sữa đá đã trở thành một văn hóa cà phê có đường hoặc sữa đặc khi chúng ta thưởng thức. Nếu bạn uống cà phê Arabica đậm đà hương thơm, chua của trái cây với sữa đặc thì sữa đặc sẽ nuốt trọn mùi thơm sang trọng của Arabica. Vì vậy, cà phê sữa đặc biệt là sự kết hợp giữa Arabica và Robusta để mang lại cho cà phê sữa có vị chua riêng.
Văn hóa cà phê Việt Nam là cà phê Robusta với vị đắng mạnh, đậm đà đã trở nên quen thuộc. Nếu bạn lấy xác cà phê thoa lên tay, mùi thơm của nó mạnh đến mức bạn vẫn còn ngửi được sau khi bạn rửa tay sạch. Với văn hoá cà phê này, tôi hiếm khi có cơ hội thưởng thức được cà phê thơm ngon sang trọng, trải nghiệm độ chua, và hương vị của trái cây mà cà phê Arabica có.
Khi bạn ăn hạt tiêu Việt Nam, nó cay đến mức cay xé miệng và tê tái. Vì vậy, dù bạn nhạy để nhận biết hương thơm cà phê Arabica ngon đến đâu bằng mũi, thì hương thơm ấy cũng trở nên vô dụng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi lần đầu tiên bạn thưởng thức cà phê ở Việt Nam, bạn sẽ có ấn tượng mạnh ở miệng hơn là ở mũi. Arabica được đánh giá cao hậu body, nhưng Robusta thì mạnh ở miệng bạn lúc đầu. Đó là lý do tại sao cà phê Việt Nam rất dễ gây nghiện khi lần đầu thưởng thức vì hương vị của cà phê được duy trì đến cuối cùng bởi hương vị ban đầu của nó.
Những người nông dân khởi nghiệp trồng cà phê hầu hết đều mắc nợ vì giá cả thấp cũng ảnh hưởng đến doanh thu của nông hộ, dẫn đến kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất. Tôi nghĩ, đây là kết quả của việc theo đuổi cà phê giá rẻ và số lượng sản xuất lớn vì tính khả thi về kinh tế của các quán cà phê là phải có lãi.
Ví dụ, tại thị trường cà phê Việt Nam. Các thương hiệu nhượng quyền cao cấp từ nước ngoài chủ yếu sử dụng cà phê Arabica đều thất bại và đang bị các thương hiệu nội địa vốn chủ yếu sử dụng cà phê Robusta chiếm giữ. Starbucks mới thành lập, đang gặp khó khăn và đang quan tâm đến tương lai của mình.
Nông dân cũng ưa chuộng canh tác loại cà phê Robusta vì dễ trồng, khỏe, cho năng suất cao. Với địa hình và khí hậu của Tây Nguyên thích hợp để sản xuất loại cà phê Vối này. Thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam chưa phù hợp để canh tác cà phê Arabica đại trà.
Xét về nhiều mặt, Việt Nam có nhiều lý do để cà phê Robusta được yêu thích đến vậy!
Bài viết thuộc bản quyền của Tác giả Mr. David Hyun: Coffee Hunter / Roaster / Cupper
Chỉnh sửa bài viết: Mr. Nhã
Lưu ý:
Bạn vừa xem bài viết “#4. Tại sao Robusta được yêu thích ở Việt Nam?”
Đây là phiên bản tiếng Việt thuộc bản quyền của www.coffeeway.com.vn
Tác giả: Coffee Way
Xin ghi rõ nguồn www.coffeeway.com.vn khi đăng tải lại bài viết này.
Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại: Câu Chuyện Cà Phê