#1. Tại sao cà phê Việt Nam giá “RẺ”?

Tại sao cà phê Việt Nam giá “RẺ”?

Mức giá cà phê nhân Geisha Panama được xác lập kỷ lục sau cuộc đấu giá thành công với giá 1029 đô la một pound vào ngày 17 tháng 7 năm 2019 tại Hiệp hội cà phê đặc sản Panama (SCAP). Tương đương 2400 đô la trên một ki-lô-gam; nếu tính luôn cả phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu là hơn 2500 đô la. Hiện tại, giá của cà phê nhân này đang được bán trên thị trường là 325 đô la trên 100g.

Đối với thị trường ở Việt Nam, cà phê nhân loại tốt nhất có giá khoảng 15 đô la trên một ki-lô-gam. Nếu chúng ta dựa vào giá cà phê nhân trên thị trường quốc tế so sánh với thị trường nội địa thì sự so sánh này khó có thể đánh giá chính xác được giá trị của cà phê nhân nước ta.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê Robusta, nhưng giá trị mang về được đánh giá thấp nhất thế giới.

Tại sao giá trị của cà phê nhân ở nước ta là thấp đến như vậy?

Tại sao cà phê nhân Elida Geisha ở Panama lại có giá trị rất nhiều so với nước ta? Vì sự quý hiếm của nó. Hiện tại, cà phê hạt ở Elida Geisha được bán với giá 425 đô la trên 100 gam và được sản xuất với số lượng ít vì nó là một cà phê cực kỳ khó chăm, chỉ ngon nếu trồng ở một loại đất đặc biệt.

Arabica ở Elida Geisha là cà phê có chất lượng rất tốt, mùi vị hòa quyện hương hoa thơm ngọt ngào. Địa hình và khí hậu thuận lợi cho việc canh tác cà phê, những người nông dân luôn tận tụy với mọi quy trình sản xuất, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng của hạt cà phê nhân. Điều này là do có những người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền và mua ngay cả với giá cao.

Vậy, tại sao cà phê Việt Nam lại rẻ như vậy?

Cà phê Việt Nam không hiếm, vì nó được sản xuất theo cách đơn giản và dễ dàng, chưa trú trọng về quy trình sản xuất, mà quy trình này nông hộ có thể dễ dàng thực hiện để có được cà phê nhân chất lượng nhưng họ vẫn thực hiện cách thô sơ và rẻ tiền, nên chất lượng cà phê sơ chế tại nông hộ còn thấp và mong muốn làm sao để có được số lượng cà phê nhân nhiều hơn là chất lượng.

Cà phê Arabica được coi là loại cà phê hảo hạng có giá trị cao, cà phê Robusta thì rẻ hơn nhưng người Việt Nam ưa chuộng cà phê Robusta nên dòng cà phê này cũng được nông hộ tập trung sản xuất nhiều, tổng sản lượng của cà phê Robusta  đạt 96% so với chỉ số 4% là cà phê Arabica.

Trên thị trường quốc tế, cà phê chất lượng cao có giá trị nhất là Arabica. Cà phê Robusta được sử dụng chủ yếu để làm cà phê hòa tan, cà phê pha trộn hoặc các sản phẩm cà phê rẻ tiền khác. Cà phê Arabica sau khi rang có hương thơm quyến rũ, vị nhẹ nhàng từ vị chua của trái cây nhưng đem lại cho chúng ta một cảm giác rất thư thái, nhẹ nhàng…Hương vị này phù hợp với “gu” thưởng thức của người nước ngoài nhiều hơn.

Cà phê Robusta sau khi rang có hương vị chocolate đặc trưng, body dày, đậm và đắng. Với đặc điểm này rất phù hợp với gu thưởng thức cà phê đậm đắng và mạnh của người Việt Nam, thói quen này đã trở thành một văn hoá gọi là cà phê vối.

Tuy nhiên, cà phê Việt Nam rất thích vị đắng gắt và mạnh khi sử dụng cà phê Robusta (vối). Cà phê Việt Nam được uống với sữa đặc để che đi vị thô và khét của robusta, đồng thời cả vị bùi và mùi thơm ngon của cà phê được hòa quyện vào vị của sữa đặc để tạo nên một loại cà phê sữa đặc độc đáo của Việt Nam. Cà phê đậm đặc này không cần cà phê ngon, chỉ cần một loại cà phê rubusta thô và đủ mạnh pha với sữa đặc sẽ rất hợp với cách thưởng thức của người Việt.

Cuộc cạnh tranh để sử dụng cà phê rẻ nhất diễn ra gay gắt trong các quán cà phê Việt Nam. Và cuối cùng, một hỗn hợp cà phê rẻ hơn Robusta đã được sử dụng. Tôi cho rằng, lý do người Việt Nam thích cà phê đắng và đậm đà có lẽ là do họ chưa được thưởng thức cà phê arabica có hương thơm quyến rũ, nhẹ nhàng từ vị chua của trái cây.

Cà phê robusta Việt Nam có giá trị cao, nhưng người tiêu dùng Việt không biết thưởng thức cà phê đúng cách thì khó có thể đánh giá đúng giá trị thật của cà phê. Mặt khác về lợi nhuận, khách hàng mong muốn cà phê rẻ, chưa chú trọng về vị ngon của cà phê; các quán cà phê mong muốn số lượng hơn chất lượng, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng chất lượng và cà phê Việt sẽ mãi là loại cà phê rẻ nhất trong tương lai.

Giống như cà phê Panama, họ có thể tạo ra cà phê ngon và độc đáo. Bản chất cà phê Việt Nam là có giá trị vì Việt Nam đã cung cấp 50% sản lượng cà phê robusta được sử dụng trên thị trường quốc tế.  Vậy tại sao chúng ta không thể tạo ra loại cà phê robusta ngon nhất thế giới?

Cà phê không tự làm cho nó có giá trị mà do người tiêu dùng truyền thống chưa sẵn sàng chi trả cao để thưởng thức loại cà phê ngon như vậy. Chúng ta là một thế hệ trẻ ưa thích những điều mới đặc biệt là để khám phá và trân trọng giá trị của cà phê Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia hoàn toàn có khả năng để sản xuất ra cà phê ngon và được công nhận là có giá trị cao nhất, có hương vị đặc biệt nhất. Chúng ta sẽ làm được và tự hào về cà phê Việt Nam.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa về:

– Cà phê Arabica là gì?
– Cà phê Robusta là gì?
– Tại sao Robusta lại được ưa chuộng ở Việt Nam?
– Tại sao Arabica ở Việt Nam lại thiếu hương vị?

—————————————

Bài viết thuộc bản quyền của Tác giả Mr. David Hyun: Coffee Hunter / Roaster / Cupper
Chỉnh sửa bài viết: Mr. Nhã

Lưu ý: 
Bạn vừa xem bài viết “#1. Tại sao cà phê Việt Nam giá “RẺ”?” 
Đây là phiên bản tiếng Việt thuộc bản quyền của www.coffeeway.com.vn
Xin ghi rõ nguồn www.coffeeway.com.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại: Câu Chuyện Cà Phê

4/5 (4 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *